Lá chè xanh có phải là thực phẩm thần tiên giúp chữa bách bệnh hay không?

Chè xanh là một loại thực phẩm mà người ta hay dùng lá để pha chế thành nước uống nhằm thanh nhiệt và giải khát. Không những thế những chiếc lá này còn có công dụng ngăn ngừa lão hóa, giảm lượng cholesterol. Hơn thế nữa nó còn là một liệu pháp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Các bạn nữ thì dùng nó để kiểm soát cân nặng và bảo vệ chức năng gan.

Lá chè xanh

Chè xanh là gì?

Chè xanh còn có cái tên gọi khác là trà xanh. Nói chính xác là nó được làm từ lá của cây chè. Chữ xanh mang hàm nghĩa còn tươi chưa trải qua công đoạn làm héo và ôxi hóa giống các loại chè khác. Chè xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng ngày nay nó được nhân bản và trồng trọt rộng khắp châu Á. Chè xanh có rất nhiều loại tùy thuộc vào điều kiện trông trọt, phương pháp canh tác. Mổi một quy trình trồng trọt và thời gian thu hái đều cho ra một sản phẩm khác nhau. Một số thông tin cơ bản của chè xanh như sau:

  • Tên gọi khác: Trà xanh, Trà
  • Tên khoa học: Camellia sinensis
  • Họ: Chè
  • Danh pháp khoa học: Theaceae
  • Các trung tâm chồng chè lớn: Đồi Chè Tâm Châu ( Bảo Lộc), Đồi Chè Cầu Đất (Đà Lạt), Đồi Chè Mộc Châu..
Lá chè xanh

Quy trình trồng trọt và chế biến thực phẩm chè xanh

Trồng trọt và thu hoạch

Có rất nhiều cách trồng trọt và chế biến chè xanh. Mổi một cách đều lưu lại một lượng polyphenol và các hợp chất hữu cơ. Những chất này rất dễ bay hơi và được giữ lại, vì thế nó ảnh hưởng đến mùi thơm và hương vị. Trồng chè xanh còn tùy vào điều kiện thời tiết. Nhưng hầu như đa số được trồng loại trồng dưới bóng mát. Số ít còn lại được trồng dưới ánh mặt trời.

Những cây chè xanh được trồng theo hàng theo luốn. Chúng hầu như được cắt tỉa để tạo ra các chồi một cách thường xuyên. Mổi một năm bà con nông dân sẽ thu hoạch được ba vụ mùa.

  • Mùa thứ nhất từ tháng 4 đến tháng: Thời điểm này cây đâm chồi nảy lộc đầu tiên. Đây là đợt thu hoạch cho chất lượng trà tốt nhất, vì thời tiết mát mẻ vào xuân.
  • Mùa thứ hai từ tháng 6 đến tháng 7
  • Mùa thứ ba từ tháng 7 đến tháng 8

Chế biến và bảo quản

Chè xanh có chế biến bằng cả phương pháp thủ công và hiện đại. Cách hay làm nhất là phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó mang lên sao khô trên chảo, rổ, than hoa. Nhiều nơi công nghiệp hóa hơn thì dùng lò để sấy khô. Hoặc dùng thùng quay, hấp là… Các loại chè được chế biến, được gọi là aracha. Sau khi chế biến chúng được lưu trữ và bảo quản ở độ lạnh từ 0–5 °C (32–41 °F). Môi trường bảo quản phải có mức ẩm thấp trong 30–60 kg túi giấy.

Lá chè xanh

Công dụng của chè xanh

Công dụng đông y

The y học đông y thì thực phẩm lá ché xanh giúp lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt. Thậm chí nó còn giải khát, tiêu cơm và làm mát cơ thể. Lá của nó còn chủ trị bệnnh tâm trí rối loạn, người nóng, tả lỵ, mụn nhọt, chóng mặt, ăn không tiêu…

Công dụng theo tây y

Giảm nguy cơ ung thư

Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như: quercetin, flavonoid, carotene, vitamin C, EGCG… Nó còn có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.

Cầm tiêu chảy

Chất tannin trong lá chè xanh khi tiếp xúc với niêm mạc đường ruột sẽ làm giảm hấp thu canxi và chất sắt. Quá trình này giúp cầm tiêu chảy.

Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh

Với hàm lượng florua cao, chè xanh còn có tác dụng bảo vệ hệ thống xương khớp. Ngoài ra nó còn hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của các bệnh viêm khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Chè xanh với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào và có tác dụng làm sạch mạch máu và giảm lượng choletsterol trong cơ thể. Sử dụng nước chè này thường xuyên có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Chống lão hóa

Các polyphenol trong chè xanh có tác dụng chống lại các gốc tự do. Đây chính là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa của cơ thể.

Tăng cường trí nhớ

Catechin và các chất chống oxy hóa trong lá chè có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ. Nó là dưỡng chất chống lại hoạt động của gốc tự do. Dùng chè xanh đều đặn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh như Parkinson và Alzheimer.

Bảo vệ gan

Chất Catechin, Vitamin C và khoáng chất trong chè có tác dụng giảm lượng chất béo. Đặc biệt giảm chất triglyceride tích trữ và ổn định chỉ số men gan.

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Chất polysaccharides và polyphenol trong chè xanh có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Vì vậy sử dụng lá chè mỗi ngày có thể kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường type II.

Kiểm soát huyết áp

Lá chè xanh giúp kiểm soát hormone engiotensin. Đây là một loại hormone gây co mạch máu và làm tăng huyết áp.

Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm

Chè xanh chứa vitamin C, flavonoid và polyphenol rất nhiều. Đây là các hoạt chất giúp tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các viêm nhiễm hô hấp thường gặp.

Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Hoạt chất Theophyllin trong lá chè xanh có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản. Nó còn giúp và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của cơn hen cấp tính.

Giảm nguy cơ sâu răng

Tinh dầu từ chè xanh có tác dụng đánh bật mùi hôi miệng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra chất florua trong chè xanh còn có công dụng duy trì hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.

Tác dụng của chè và sữa tươi

Uống sữa tươi với chè xanh sẽ làm bạn đốt cháy ít năng lượng hơn so với việc chỉ uống chè xanh. Nó giúp hạn chế một phần dưỡng chất hoạt động trong cơ thể bạn.

Lá chè xanh

Một cách chữa bệnh từ lá chè xanh

Chữa da bị nứt nẻ với lá trà xanh

  • Chuẩn bị: Một ít búp trà tươi.
  • Thực hiện: Nhai nát và đắp lên vùng da nứt nẻ, sau đó dùng vải băng lại và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Cách trị đầy bụng và ăn không tiêu

  • Chuẩn bị: Đường đỏ, bột sơn tra (sao) và lá chè tươi mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu hãm với nước sôi trong vòng 10 phút và dùng uống khi nước còn ấm. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.

Chữa vết bỏng nhẹ

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đem sắc đặc, để nguội và dùng để ngâm vết bỏng trong 10 – 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để giúp liền da non và làm dịu tình trạng đau nhức.

Chữa chứng cảm sốt, đau họng, ho có đờm vàng

  • Chuẩn bị: Muối ăn 1g và lá chè 3g.
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi, dùng 4 – 6 lần/ ngày.

Chữa nước ăn chân

  • Chuẩn bị: Phèn chua 60g và lá chè xanh già 400g.
  • Thực hiện: Sắc đặc, rửa sạch chân và thoa nước sắc lên vùng da bị lở ngứa. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Trị cảm sốt kèm ho có đờm trắng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 1 lát và lá chè 3g.
  • Thực hiện: Đem hãm với nước sôi, uống khi nước còn ấm.

Chữa nhiệt miệng

  • Chuẩn bị: Lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đun lấy nước súc miệng thường xuyên.

Ngăn ngừa mụn với lá trà xanh

  • Chuẩn bị: Một nắm trà xanh tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch và đun lấy nước, để nguội. Dùng nước này rửa mặt hàng ngày có tác dụng làm sạch bụi bẩn và ngăn ngừa mụn.

Trị chứng viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đun lấy nước và dùng vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Chữa viêm lợi

  • Chuẩn bị: Rau má 30g, lá chè tươi 30g, lá đinh lăng 30g và rau rệu (phơi khô) 50g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

Trị gàu

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè xanh, 4 thìa canh dầu dừa và 1 quả chanh.
  • Thực hiện: Đun chè xanh lấy nước, sau đó đun với 1 quả chanh (đun cả vỏ). Khi nước sôi thêm vào 4 thìa canh dầu dừa và đun thêm 2 phút. Đợi nước nguội rồi thoa hỗn hợp này lên da đầu và ủ trong 40 phút, sau đó gội sạch bằng dầu gội.
Lá chè xanh

Lưu ý

  • Chè xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói.
  • Caffeine trong lá chè xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương nhằm tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó nếu uống chè xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
  • Người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai và người bị mất ngủ kinh niên không nên sử dụng chè xanh.
  • Tránh dùng nước chè xanh ngay sau khi ăn. Vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Hoạt chất tannin trong chè xanh có tác dụng cầm tiêu chảy. Vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
  • Nên dùng chè xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.