Bảng thành phần dinh dưỡng là gì?
Bảng thành phần dinh dưỡng được xem là thước đo các chất dinh dưỡng có được bên trong sản phẩm bạn chọn lựa. Vì có rất nhiều người tìm đọc các nhãn hàng thực phẩm nhập khẩu với những lí do khác nhau. Nhưng rất ít trong số họ hiểu cặn kẻ chi tiết về cách viết và khái niệm các chất dinh dưỡng được ghi trên bao bì. Hôm nay Guta Food sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các thông tin này một cách hiệu quả và dễ dàng. Giúp các bạn dễ dàng lựa chọn thực phẩm nhập khẩu nhanh chóng để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp.
Vậy bảng thành phần dinh dưỡng giúp người bạn xác định được lượng calo và chất dinh dưỡng có trong một lượng nhất định của thực phẩm. Những chất dinh dưỡng bao gồm: chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất… Những thông tin này nó giúp cho bạn đủ cơ sở kiểm soát lượng ăn uống hằng ngày của mình. Từ đó bạn có thể biết liệu bạn có đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe hay không.
Tìm hiểu những khái niệm chung trong bảng thành phần dinh dưỡng
Khẩu phần là gì
Khẩu phần là thông tin đầu tiên được liệt kê trên bảng thành phần dinh dưỡng. Nó thể hiện thông tin về khẩu phần và số lượng khẩu phần chứa trong bao bì. Khẩu phần được chuẩn hóa cùng một đơn vị tính. Cụ thể như: chén hay ounce, gram hoặc ml. Mục đích để người tiêu dùng dễ dàng so sánh giữa các sản phẩm cùng loại. Ví dụ như 12 miếng khoai tây, 120 ml sữa tươi…
Khẩu phần là thông số quy định về calo và tất cả lượng dinh dưỡng có trong phần đầu của thực phẩm nhập khẩu. Từ số liệu này bạn hoàn toàn có thể biết được sau khi dùng hết thực phẩm này, cơ thể mình có được bao nhiêu dưỡng chất. Thông thường theo chuẩn của các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, họ hay lấy chuẩn 100gr. Tuy có một vài nơi sử dụng giảm tránh né, nhưng thông tin 100gr hay 50gr phải cụ thể rõ ràng. Đấy chính là điều các bạn đặc biệt quan tâm khi sử dụng thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Calories
Calories dùng để thể hiện bạn đã nạp được bao nhiêu năng lượng từ thực phẩm nhập khẩu này. Hàm lượng calories trên nhãn thực phẩm nhập khẩu sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Bạn hoàn toàn quyết định việc ăn nhiều hay ít dựa trên thông số calories đã được ghi trên bao bì.
Một ví dụ cụ thể như: nếu bạn có 250 calories trong một hộp sữa tươi nhập khẩu. Và lượng calories từ chất béo được thể hiện là 110 calories. Điều này có nghĩa là hơn một nửa lượng calories đến từ chất béo. Nếu bạn uống hết hộp sữa tươi đó, có nghĩa là bạn đã tiêu thụ 500 calories và 220 calories trong số đó là từ chất béo. Nồng độ Calories chừng 40/100gr sản phẩm thì sẽ được cho là quá ít. Số lượng 100 calories thì gọi là trung bình và 400 calories thì được gọi là quá cao.
Những thành phần dinh dưỡng cần hạn chế tiêu thụ ít
Những chất dinh dưỡng được liệt kê trong khung màu vàng thường khuyến cáo các bạn không nên quá lạm dụng. Ví dụ nếu ăn quá nhiều chất béo, cholesterol, hay natri có thể dẫn đến nguy cơ về tim mạch ung thư. Các chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng khuyến nghị chúng ta nên hạn chế ăn các loại chất béo…
Những thành phần dinh dưỡng khuyên dùng
Các chất mà khuyến khích mọi người thường dùng đó là chất như xơ, vitamin A, vitamin C, Canxi, và sắt… Đây là những chất dinh dưỡng được tô màu xanh buộc bạn phải dùng đủ thành phần này. Nạp đủ các dưỡng chất này có thể cải thiện sức khỏe và giúp giảm các nguy cơ về bệnh tật. Bạn nên nhớ tham khảo kỷ bảng thành phần dinh dưỡng để biết mình cần hạn chế và tiêu thụ mạnh loại dưỡng chất nào.
Ý nghĩa và nội dung phần ghi chú trong bảng thành phần dinh dưỡng
Dấu * sử dụng sau khi đọc phần trăm giá trị dinh dưỡng ở bảng thành phần dinh dưỡng. Dấu * được thể hiện ở phần dưới cùng của sản phẩm nhập khẩu bạn đang muốn dùng. Nó cho bạn biết phần trăm giá trị dinh dưỡng dựa trên một chế độ ăn chứa 2.000 calo. Điều này rất cần phải thể hiện trên tất cẩ các nhãn thực phẩm nhập khẩu. Các thông tin còn lại có thể không thể hiện nếu kích thước nhãn là quá nhỏ. Nó luôn giống nhau cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu.
Nhìn vào vòng tròn màu đỏ trong chú thích, đó là các giá trị dinh dưỡng hằng ngày cho mỗi chất dinh dưỡng. Nó được liệt kê dựa vào lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày được đưa ra dựa trên lượng thức ăn. Giá trị dinh dưỡng trong mẫu dựa trên chế độ ăn 2.000 calories hoặc 2.500 calories.
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng hằng ngày?
Giá trị dinh dưỡng hằng ngày là giá trị chất lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể bắt buộc mổi ngày. Trong bảng thành phần dinh dưỡng có ghi rất rõ về số %. Đây là % dinh dưỡng phải đưa vào cơ thể theo chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu bạn tuân theo chế độ ăn uống này bạn sẽ tuân theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Ví dụ về giá trị hằng ngày daily values DVs và phần trăm giá trị hằng ngày %DVs
Bảng thành phần dinh dưỡng gồm những gì?
Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm nhập khẩu được Viện dinh dưỡng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học. Viện đã phân tích thành phần thực phẩm trong 20 năm qua bao gồm 15 thành phần dinh dưỡng chính. Đây là cái chuẩn chung cho 501 thực phẩm nhập khẩu đang bán trên thị trường Việt Nam. Nó được chia thành 14 nhóm và các bảng hàm lượng acid amin, acid béo, chất khoáng, vi khoáng trong thực phẩm. 86 chất dinh dưỡng trong 100 gr thực phẩm nhập khẩu được phân loại như sau:
- Các thành phần chính (proximate): nước, protein, lipid, glucid, lactoza, celluloza và tro
- Đường tổng số và các đường đơn: galactoza, maltoza, lactoza, fructoza, glucoza, sacaroza
- Các chất khoáng vì vi khoáng: calci, sắt, magie, mangan, phosphor, kali, natri, kẽm, đồng, selen
- Các vitamin tan trong nước: vitamin C, B1, B2,PP, B3, B6, folat, B9, H, B12
- Các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K
- Các carotenoid: lutein, zeaxanthin, beta-cryptoxanthin, lycopene, alpha-caroten, beta- carotene
- Purin
- Các isoflavon: tổng số acid béo no và không no, palmitic, margaric, stearic, arachidic, behenic, lignoceric, linolenic, linoleic, arachidonic, EPA, DHA và tổng số acid béo trans.
- Các acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, valin, leucine, isoleucine, arginin, histidin, cystin, tyrosin, alanine, acid aspartic, acid glutamic, glycin, prolin, serin.